Chỉ trong trường hợp đặc biệt
TS-BS Lê Hành, Chủ tịch Hội thẩm mỹ viện hcm cho biết, trong phẫu thuật, tùy theo mức độ nặng nhẹ, vị trí của cơ quan cần can thiệp mà phẫu thuật viên quyết định chọn “đường vào” bằng phương pháp mổ kinh điển hay mổ nội soi.
Với sự phát triển của hệ thống chiếu sáng từ xa tích hợp trong các ống nội soi có kích thước nhỏ, phẫu thuật viên có thể nhìn thấy những cơ quan sâu rõ ràng, hạn chế được những tổn thương phải có của một “đường vào” kinh điển như đường rạch da dài. Đó chính là lợi điểm lớn nhất của nội soi. Tuy nhiên, mổ hở với một “đường vào” rộng rãi, ánh sáng trực tiếp thao tác cận kề vẫn chính xác hơn, giúp phẫu thuật viên kiểm soát tốt hơn và kết quả trong một chừng mức nào đó ổn định hơn PTNS. Vì vậy, PTNS được chỉ định trong những trường hợp đặc biệt mà thôi.
Với phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình, thì lại càng hạn chế sử dụng PTNS bởi đa số các phẫu thuật đều ở lớp nông nên thuận lợi cho phẫu thuật kinh điển mà những thao tác trực tiếp sẽ đảm bảo kết quả hơn.
Hơn nữa, một số phẫu thuật buộc phải mổ hở với đường rạch da dài vì phải cắt bỏ da thừa như phẫu thuật căng da mặt cổ, tạo hình thành bụng… Các phẫu thuật như nâng mũi, tạo lúm đồng tiền, cắt cánh mũi, thu nhỏ đầu vú sẽ được thực hiện ngay dưới da nên không cần nội soi. Những phẫu thuật như đặt túi ngực qua đường nếp vú hay đường quầng vú, đặt túi mông được thực hiện qua đường rạch da trực tiếp sát với khoang đặt túi nên không cần nội soi.
Việc cố gắng dùng nội soi sẽ làm cho phẫu thuật trở nên cầu kỳ không cần thiết. Những quảng cáo như trên hoàn toàn không có cơ sở khoa học và thực hành y khoa nào, chỉ nhằm mục đích câu khách, khoa trương.
Trường hợp nào cần PTTM nội soi?
Theo TS-BS Lê Hành, trong phẫu thuật thẩm mỹ, các phẫu thuật mà phương pháp nội soi áp dụng có lợi nhất là: căng da trán thái dương giữa mặt và đặt túi ngực qua đường nách.
Có thể đặt túi ngực qua ba đường: đường quầng vú, đường nếp vú và đường nách. Hai đường trên là trực tiếp, có thể kiểm soát được khoang đặt túi và đặt túi vào một cách chính xác gần như tuyệt đối từ đường rạch da tại chỗ. Khi chọn đường nách thì đường rạch da ở nách sẽ xa khoang đặt túi ở vùng vú. Phẫu thuật viên không kiểm soát được các thao tác của mình như cắt cơ ngực lớn, cầm máu bằng cái nhìn trực tiếp mà phải chấp nhận thao tác mù. PTNS đã giúp bổ khuyết những nhược điểm này. Qua hệ thống nội soi, bác sĩ mới thấy được những gì mình phải làm để thực hiện phẫu thuật an toàn hơn.
Sẽ không đúng nếu ai đó cho rằng phẫu thuật đặt túi ngực qua đường nội soi là đẹp hơn, an toàn hơn, ít đau hơn, sẹo mổ ngắn hơn phẫu thuật đặt hở qua đường nếp vú hay quầng vú. Để đặt được túi, những tổn thương như độ rộng của đường rạch da (sau này là sẹo mổ), khoảng bóc tách mô dưới da và cơ đều phải ở một mức độ nhất định tối thiểu phù hợp với kích thước túi ngực dù cho áp dụng đường mổ nào. Việc áp dụng nội soi trong phẫu thuật đường nách không phải để có kết quả đẹp hơn các đường mổ khác mà chính là để khắc phục yếu điểm của đường nách, giúp cầm máu, kiểm soát tốt khoang đặt túi.
Chỉ định thứ hai của PTNS là căng da trán thái dương mặt với khoảng bóc tách dưới màng xương. Đây là một phẫu thuật làm trẻ hóa mặt rất mạnh mẽ, có thể thay đổi vị trí của cung mày, góc mắt, thậm chí nếp mũi má và kết quả kéo dài nhiều năm. Phẫu thuật kinh điển đòi hỏi một đường rạch da dài từ đỉnh vành tai bên này vòng sang bên kia. Nhược điểm của đường rạch da này ngoài sẹo mổ dài là da đầu phía trên đường rạch sẽ bị tê trong nhiều tháng sau mổ. PTNS giúp tránh được biến chứng này.
Chỉ định thứ ba là phẫu thuật tạo hình thành bụng thẩm mỹ nội soi. Phẫu thuật này nhằm tránh đường rạch quá dài không cần thiết ở trên xương mu (như trong phẫu thuật kinh điển) trên những người mà độ nhão của da mỡ bụng không nhiều nhưng cần khâu nhỏ thành bụng cân cơ phía trên rốn.
Theo: phunuonline.com.vn
0 comments:
Post a Comment