Sự hiểu biết về da mặt của chính bạn là rất cần thiết trong công cuộc bảo vệ và chăm sóc làn da bạn một cách đúng hướng và hiệu quả nhất. Thay vì, bỏ tiền mua mỹ phẩm cách dưỡng trắng da một cách vô tội vạ mà không hợp với cấu trúc da bạn thì dù sản phẩm có tốt đến mấy cũng không hiệu quả đối với bạn gây lãng phí. Chính vì vậy, bạn nên nắm chắc kiến thức về da mặt và loại da của bạn để tránh những trường hợp như trên.
Sau đây là chi tiết cấu tạo da mặt bạn
1. THƯỢNG BÌ: (hay còn gọi biểu bì – ngoại biểu bì)
- Lớp sừng: gồm những tế bào sừng xếp lớp như mái ngói lợp nhà chứa khoảng 10 lớp tế bào: 5 lớp ở dưới là lớp các tế bào non có hình dạng mập tròn, căng mọng nên khi các lớp này trồi lên chúng ta có cơ hội có một làn da đẹp. 5 lớp tế bào phía trên càng lên trên càng dẹp dần và đây cũng là lớp bảo vệ các tế bào phía dưới. Lớp sừng thường tróc khi tắm rửa kỳ cọ.
Lợi dụng tính chất này mà ngành săn sóc da cho ra đời hệ thống tẩy tế bào chết nhằm mục đích kích thích chu kỳ tái tạo da để cho da được đẹp mịn màng tươi sáng.
- Chu kỳ tái tạo da của người dưới 15 tuổi là: 10-15 ngày
- Chu kỳ tái tạo da của ngươì 18 tuồi : 18-20 ngày
- Chu kỳ tái taọ da của người 23 tuổi: 28 – 30 ngày
- Chu kỳ tái tạo da của người 40 tuổi : 90 ngày
Như vậy chúng ta tẩy da chết( hay còn gọi là tế bào) để giúp đỡ hệ thống tái tạo da trẻ hơn, nhanh hơn để có làn da trẻ hơn, tươi sáng hơn là điều không thể thiếu trong săn sóc da.
- Lớp hạt: gồm những tế bào có nhân chứa nhiều hạt nhỏ
- Lớp tế bào gai: lớp dày nhất, gồm những tế bào xếp thành nhiều tầng và có những cầu nối liên kết chúng với nhau.
- Lớp tế bào đáy: tuy chỉ có một tầng nhưng có nhiệm vụ quan trọng nhất vì chúng sinh sản ra tế bào của những lớp trên. Giữa những tế bào đáy có xen kẽ những tế bào hắc tố (melanocyte) có nhiệm vụ tổng hợp hắc tố melanin quyết định màu da của mỗi người.
Nếu bị chấn thương ở lớp ngoại biểu bì thì không có sẹo
Nếu bị chấn thương ở lớp nội biểu bì thì sẽ để lại sẹo
Màu da sáng, trắng hay sậm màu là do ảnh hưởng của hạt sắc tố melanin
Loại da thường, khô hay nhờn là do ảnh hưởng của bì chi tuyến
2. BÌ:
Gồm những sợi collagen, sợi elastin đan với nhau thành một mạng lưới. Giữa những mạng lưới có những tế bào sợi, những sợi chân tóc lông, các tuyến mồ hôi, tuyến bã, mạch máu, mạch bạch huyết, sợi thần kinh. Sợi collagen và sợi elastin có nhiệm vụ giữ cho da được đàn hồi và căng. Tế bào sợi tổng hợp sợi collagen và sợi elastin.
Tuyến mồ hôi: dưới da và dưới lỗ chân lông
Tuyến tiết ra chất nhờn gọi là bì chi tuyến
Bì chi tuyến:
Hoạt động mạnh: da nhờn
Hoạt động yếu: da khô
Hoạt động điều hòa: da thường
Hoạt động mạnh ở trán, mũi, cằm: da hỗn hợp
Bì chi tuyến của mỗi người hoạt động khác nhau dựa vào các yếu tố di truyền ăn uống, nghỉ ngơi, khí hậu và tâm sinh lý.
3. HẠ BÌ:
Gồm phần lớn là mô mỡ, một ít sợi collagen, sợi thần kinh xuyên qua hạ bì để đến bì
VÀI THÔNG SỐ CỦA DA:
- Toàn thể lớp da ở một người trung bình nặng khoảng 3,5 kg, nếu đem trãi ra thì diện tích khoảng 2m2
- Da dày khoảng 2mm, mỏng nhất ở mí mắt, dày nhất ở lòng bàn tay, bàn chân
- Có 140 -340 tuyến mồ hôi ở mỗi cm2 da
- Da đầu, da mặt, lưng có nhiều tuyến bã nhất 400-900 tuyến bã ở mỗi cm2 da
PHÂN LOẠI DA
Xét về màu sắc, mỗi dân tộc đều có màu da khác nhau:
- Dân tộc Châu Á da vàng
- Dân tộc Châu Âu da trắng
- Dân tộc Châu Phi da đen
Xét về cấu tạo, da người cơ bản là giống nhau. Có 2 lớp ngoại biểu bì và nội biểu bì có chức năng bao bọc và che chở cơ thể. Nhưng do các nguyên nhân di truyền, khí hậu môi trường sống, tuổi tác… da chúng ta biểu hiện khác nhau ở mặt ngoài. Vì vậy có các loại da sau:
1. Da thường (normal skin): mịn màng, tươi mát, lỗ chân lông nhỏ. Đây là loại da lý tưởng.
2. Da nhờn (oily skin): nhờn, ướt, bóng loáng lỗ chân lông to dễ phát sinh mụn. Da nhờn vì bài tiết không được nên mỗi lỗ chân lông là một mụn cám đầu đen
3. Da khô (dry skin): không mịn màng tươi mát, lỗ chân lông nhỏ. Da thường tróc vẩy và dễ phát sinh mụn trứng cá. Có hai loại da khô: da khô thiếu nước và da khô thiếu dầu.
4. Da hỗn hợp (combination skin): trán, mũi, cằm nhờn. Hai bên má thì khô
5. Da nhạy cảm (sensitive skin): bị dị ứng khi sử dụng bất kỳ mỹ phẩm nào hoặc bị dị ứng khi thời tiết thay đổi
6. Da dị ứng (allergic skin): da có mụn đỏ do dị ứng mỹ phẩm, ngộ độc thức ăn hoặc dị ứng thức ăn do dùng thuốc trị bệnh
7. Da sạm: sạm khô: quá khô, không điều trị kịp thời sẽ bị nám, sạm nhờn: do nhữn vết thâm của mụn để lại ngày càng chồng chất làm cho lớp da này dày cộm, cộng thêm lỗ chân lông to.
8. Da lão hóa: thường là dày, cằn cỗi, xấu xí, xuất hiện ở bất cứ tuổi nào do sử dụng mỹ phẩm bừa bãi và làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại, nắng nóng.
CÁC CHỨC NĂNG CỦA DA
Da là lớp màng sinh học, không chỉ là vỏ bọc ngoài cơ thể mà còn có nhiều chức năng khác nhau:
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể: giữ cho cơ thể luôn ở mức 37 độ C
- Bài tiết chất độc cơ thể : ure, ammonia, acid uric….
- Tạo vitamin D: giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương
- Giữ ẩm cho cơ thể: tránh sự bốc hơi nước làm khô da
- Thu nhận cảm giác: nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng, lạnh, đau…
Dựa vào những thông tin hết sức cụ thể về cấu tạo da mặt trên chắc hẳn cũng sẽ giúp các bạn tự nhận định và đánh giá được da của mình thuộc vào loại da nào để có hướng chăm sóc da mặt cũng như tìm mua các loại mỹ phẩm cách dưỡng trắng da phù hợp nhất đem lại hiệu quả tốt nhất cho da mặt của bạn.
Chúc các bạn luôn tự tin và tươi trẻ với làn da như ý !!!
0 comments:
Post a Comment