3. Tã lót.
Tã lót giúp trẻ cảm thấy luôn sạch sẽ và thoáng mát. Tuy nhiên, một vài loại tã sẽ gây ngứa ngáy cho trẻ và có thể gây phát ban hay nhiễm khuẩn. Vì vậy hãy luôn luôn thay tã đúng lúc cho trẻ nhé.
7 điều cần nhớ để làn da trẻ không kích ứng, ngứa ngáy khi giao mùa - 1 |
Nếu bạn nhận thấy da bé bị ngứa ngáy ở vùng tã lót thì cần đổi sang loại tã khác ngay. Trẻ mắc phải tình trạng rát đỏ bởi sự thiếu vệ sinh. Hãy nhớ thay tã lót sau khi bị bẩn càng sớm càng tốt, bởi nếu không, việc dẫn tới viêm nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi hầu hết các trẻ sơ sinh đều dễ dàng mắc chứng đỏ rát, bạn cần đặc biệt lưu ý về những biện pháp ngăn ngừa ngay từ lúc đầu tránh bệnh nặng hơn mới tìm cách chữa trị.
4. Các vấn đề về tã lót.
Chứng rát đỏ vùng tã lót thường xảy ra do sự ngứa ngáy, vì khu vực đó trở nên ẩm ướt quá lâu, quá chật, hoặc do việc sử dụng các loại xà phòng, khăn tắm hay tã lót không thích hợp.
- Hãy thay tã ngay khi nó bị ướt sớm nhất có thể và sau khi dùng khăn vệ sinh sạch vùng đó, hãy rắc phấn rôm để giữ sự khô thoáng và sạch sẽ cho da bé.
- Hầu hết các chứng phát ban ở trẻ sơ sinh đều không nguy hiểm lắm, nhưng một vài trường hợp có thể là dấu hiệu của việc nhiễm khuẩn và sẽ cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Nếu bạn cảm thấy tình trạng rát đỏ của em bé thực sự trầm trọng, cần đưa bé đi khám ngay lập tức.
5. Vấn đề về da.
Nói chung thì nhiều trẻ nhỏ khi sinh đều có các vết bớt khác nhau (vùng da có màu khác so với màu da chung), điều này không phải do di truyền. Các bậc cha mẹ không cần lo lắng về những vết bớt, bởi chúng không hề gây hại cho trẻ cũng như không cần sự điều trị nào hết.
- Vết chàm màu đỏ là chứng ngứa ngáy mà có thể xảy ra có hoặc không có nguyên nhân nào cả. Nó thường xuất hiện trên mặt, khuỷu tay, cánh tay hoặc phía sau đầu gối, ngực của trẻ. Nếu một ai đó trong gia đình bị dị ứng, rất có khả năng cao rằng trẻ sẽ bị lây nhiễm qua các đốm chàm. Lúc này hãy dùng các loại xà phòng có tính dịu nhẹ và sử dụng những loại nước dưỡng ẩm cho em bé.
- Một vài trẻ nhỏ thường có xu hướng nổi mụn. Tuy nhiên, đó không phải là mụn như ở tuổi dậy thì. Nếu hiện tượng này vẫn tiếp tục diễn ra bạn cần đưa bé đi gặp bác sĩ khoa nhi.
6. Da khô.
Nếu em bé của bạn có làn da khô thì bạn hãy sử dụng loại kem dưỡng ẩm từ tự nhiên để làn da bé được mềm mại và căng mọng. Dầu dừa tinh khiết là một gợi ý không tệ đâu nha.
- Tránh trường hợp tắm cho bé quá thường xuyên bởi điều đó sẽ lấy đi những chất dinh dưỡng quan trọng cho da, khiến làn da nhanh xỉn màu và khô ráp.
- Trong tháng đầu mới sinh xong, nên tắm cho em bé thật nhẹ nhàng bằng miếng bọt biển với nước lã từ 2 đến 3 lần một tuần. Điều này vừa giúp vệ sinh làn da cho trẻ lại không làm mất đi độ ẩm tự nhiên vốn có của nó.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da trẻ sơ sinh tốt nhất. Hãy cẩn thận nếu bé bị dị ứng với bất kỳ sản phẩm nào như sữa tắm, dầu gội và kem bôi da.
7. Các tips thông thường trong việc chăm sóc da em bé.
Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm và hệ miễn dịch cũng không ngoại lệ.
- Bạn không được để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cho đến 6 tháng tuổi. Làn da có thể được bảo vệ bằng áo dài tay, quần và mũ, ô ...
- Hãy đảm bảo rằng những bộ đồ mới của bé luôn sạch sẽ. Hãy giặt chúng (hoặc làm mềm) trước khi để bé mặc những bộ đồ mới.
0 comments:
Post a Comment