Tết Trung Thu (Tết Đoàn Viên) sắp tới là thời điểm mà nhà nhà có được dịp để quây quần bên nhau, cùng nhau ăn bánh, cùng nhau thưởng trà và trò chuyện. Có thể thấy được đây là một cái tết đã xuất hiện từ lâu đời nhưng nguồn gốc hình thành nên ngày Tết này là từ đâu và vì sao cứ đến ngày Tết Trung Thu thì nhất định phải có bánh nướngvà bánh dẻo? Hãy cùng Phụ Nữ Blog tìm hiểu rõ điều này nhé!
1. Tết Trung Thu bắt nguồn từ đâu
Tết Trung Thu bắt nguồn từ đâu |
Theo phong tục từ xa xưa của người Việt của chúng ta thì Tết Trung Thu (hay còn gọi là Tết Đoàn Viên hay Rằm Tháng Tám) được tổ chức vào giữa mùa thu (đúng 15 tháng 8 âm lịch). Trong dịp này thì nhà nhà đều quây quần bên nhau, làm giỗ cúng gia tiên và cùng nhau thưởng thức bánh trái và ngắm trăng. Vậy thì Tết Trung Thu bắt nguồn từ đâu?
Thì ra nguồn gốc của việc ăn Tết Trung Thu bắt nguồn từ phong tục xa xưa cảu người Trung Quốc. Chuyện kể rằng ngày xưa vua Đường Minh Hoàng (713 – 741 Tây Lịch) thường dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng Tám âm lịch. Vì vào đêm đó, trăng rất sáng và tròn, không khí mát mẻ tạo nên một không gian thật tươi mát và đẹp đẽ vô cùng. Có một lần, trong khi đang thưởng cảnh đẹp thì bỗng gặp đạo sĩ La Công Viễn (còn được gọi là Diệp Pháp Thiện). Nhờ duyên số mà nhà vua đã được đạo sĩ đưa lên cung trăng nhờ phép tiên của mình. Ở trên này nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên tuyệt đẹp, âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng với các nàng tiên thiết tha mua hát trong làn nhạc du dương, êm ái. Cứ thế nhà vua dường như quên lãng mọi thứ cho đến khi đạo sĩ phải nhắc thì nhà vua mới ra về trong sự luyến tiếc tột cùng.
Khi về đến hoàng cung, do còn quá vương vấn cảnh tiên nên nhà vua đã hạ lệnh rằng cứ đêm rằm tháng Tám thì sẽ tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng nhằm kỷ niệm dần du nguyệt tuyệt diệu của mình. Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc nhà vua ra lệnh khắp nơi treo đèn và bày tiệc ăn mừng đó là sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng cũng chính là ngày rằm tháng Tám này.
Do ảnh hưởng của nền văn hóa của người Trung Quốc cổ nên người Việt Nam mình cũng có tục lệ làm Tết Trung Thu. Tuy nhiên, đối với dân tộc ta thì ngày tết này lại mang một ý nghĩa khác, một ngày tết Đoàn Viên để mọi thành viên trong gia đình có thể đoàn tụ và sum họp với nhau. Cùng nhau thưởng thức một bữa cơm của gia đình, cùng nhau ăn bánh và thưởng trà tràn ngập tình yêu thương!
2. Vì sao tết Trung Thu thì phải ăn bánh nướng và bánh dẻo
Vì sao tết Trung Thu thì phải ăn bánh nướng và bánh dẻo |
Giống như một thói quen, cứ mỗi khi tới tết Trung thu là trong bữa tiệc của các gia đình không thể nào thiếu được bánh nướng và bánh dẻo. Kể cả các phần quà tặng cho thiếu nhi cũng không bao giờ thiếu hai thứ bánh ấy? Vậy vì sao tết Trung Thu thì nhất định phải có bánh nướng và bánh dẻo?
Nguyên nhân là do ý nghĩa xuất phát từ chính những chiếc bánh nướng và bánh dẻo đó đã làm cho chúng trở thành thức không thể thiếu trong ngày tết Trung Thu mỗi năm. Người xưa giải thích rằng bánh nướng và bánh dẻo có hình tròn sẽ biểu tượng cho sự đoàn viên, của sự hạnh phúc tròn trịa. Bánh nướng tượng trưng cho đất, bên trong bánh chứa nhiều nhân có vị khác nhau tượng trưng cho vị của cuộc sống mà mỗi người được nếm trải. Còn bánh dẻo tượng trưng cho vầng trăng trên cao, mềm mại và trong trắng, thể hiện một ước muốn không vướng bận buồn đau của con người. Mỗi người một cuộc sống khác nhau nhưng tựu chung lại ai cũng muốn có được những giây phút thoải mái, hạnh phúc và vui vẻ bên những người thân yêu. Vốn dĩ bánh đã rất ngọt sẽ làm cho mọi người thưởng thức từ từ hương vị bên nhau đó, lưu lại những khoảnh khắc ngọt ngào mà yên bình, ấm áp đến lạ kỳ ấy.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm: Bí quyết chữa thâm môi tự nhiên
0 comments:
Post a Comment