Dưới đây, là chứng bệnh và các phương pháp khắc phục mẹ bầu nên biết.
Bệnh tiểu đường thai kỳ
Khi người mẹ ăn quá nhiều trong thai kỳ, đặc biệt là chế độ ăn nhiều đường và tinh bột thì nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là rất cao. Điều này rất nguy hiểm không chỉ với người mẹ mà cả với thai nhi, vì khi người mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì đứa trẻ có thể bị hạ đường huyết ngay sau khi sinh.
Ăn một bữa sáng khoa học: Một bữa sáng lành mạnh giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu của bạn trong suốt buổi sáng. Hãy thử để có một bữa ăn sáng với thực phẩm có GI thấp. Cháo là một lựa chọn tốt bởi vì nó giải phóng năng lượng chậm và đồng đều. Hoặc bạn có thể chọn ngũ cốc nguyên cám và bánh mì, ăn kèm một thực phẩm giàu protein như một quả trứng luộc hoặc sữa chua ít chất béo. Đồ ăn có GI cao như bánh mì nướng, ăn cùng đường trắng và mứt có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong máu của bạn.
Ăn nhiều loại thức ăn trong ngày: Ăn các bữa chính và bữa phụ với lượng trung bình mỗi ngày. Bạn cũng có thể ăn 2-4 bữa ăn nhẹ, bao gồm bữa nhẹ buổi tối để giữ cho lượng đường trong máu ổn định.
Ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Những thực phẩm này có xu hướng chứa GI thấp. Điều này giúp giữ lượng đường trong máu của bạn không tăng quá cao sau bữa ăn. Thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm: quả tươi và rau quả; bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt; đậu Hà Lan và các loại đậu khác.
Ăn năm phần rau củ quả mỗi ngày: Hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất là năm phần quả và rau mỗi ngày: thêm quả vào bữa sáng của bạn; chọn hai loại rau trong bữa ăn chính của bạn.
Cắt giảm chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa: Sử dụng dầu olive hoặc dầu hướng dương để nấu ăn và trộn salad; Luộc, hấp thức ăn thay vì chiên xào; Cắt chất béo từ thịt.
Không bỏ bữa ăn: Hãy thử ăn các bữa tại cùng một thời điểm mỗi ngày và có cùng một lượng thức ăn. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.
Không ăn quá nhiều thức ăn có đường: Hãy thử cắt giảm hoặc bỏ kẹo, thức uống có gas… Những thực phẩm này có chứa các loại đường đơn giản, nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
Bệnh cao huyết áp thai kỳ
Nếu trong thai kỳ của mình, huyết áp của bạn đo được luôn ở trên mức 140/90mmHg, hoặc huyết áp tâm thu tăng lên 30mmHg, huyết áp tâm trương trên mức 15mmHg thì bạn được đánh giá là mắc bệnh cao huyết áp thai kỳ.
Tuy nhiên, việc cao huyết áp trong thai kỳ thường nhẹ và không gây ra nhiều trở ngại về sức khỏe. Điều bạn cần đặc biệt quan tâm là nếu bạn đã bị cao huyết áp trước khi mang thai hoặc ngay từ trước tuần 20 của thai kỳ thì bạn sẽ được đánh giá là bị bệnh cao huyết áp kinh niên. Bệnh này có thể khiến em bé hạn chế phát triển trong tử cung, gây ra nguy cơ tiền sản giật hoặc thai chết lưu.
Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp, việc duy trì một chế độ ăn thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bên cạnh các chế độ riêng, thì bà bầu cần tuân thủ chế độ như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích…
Bà bầu nên ăn cà chua, vì nó công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và giáng áp. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
Cà rốt ngoài tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu nó còn làm ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những thai phụ bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Trong rau cần hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú như carotene, vitamin C, nicotinic acid, mannite, đặc biệt là một số chất dinh dưỡng trong lá rau cần phong phú hơn trong thân, có tác dụng thanh nhiệt mát máu, tỉnh não, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp. Những thai phụ bị huyết áp cao thường xuyên ăn rau cần có thể giúp giảm huyết áp, phòng tiền sản giật.
Bên cạnh đó, thai phụ có thể ăn táo hoặc xay thành sinh tố, vì loại quả này nó chứa nhiều Kali có thể kết hợp với lượng Natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường.
Sinh tố lê có công dụng thanh nhiệt, trấn tĩnh và giáng áp, rất có lợi cho những bà bầu bị cao huyết áp có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, hay hồi hộp trống ngực. Mỗi ngày, bà bầu có thể uống 1 cốc, nó sẽ có tác dụng đáng kể.
Nho là loại trái cây rất tốt cho bà bầu, đặc biệt là bà bầu bị cao huyết áp. Bà bầu có thể ăn nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối Kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.
Bên cạnh những thực phẩm trên, khi huyết áp tăng cao, bà bầu nên lưu ý rằng những loại hoa quả thuộc họ cam quýt có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy, bà bầu không nên sử dụng nhiều loại hoa quả này trong quá trình điều trị bằng thuốc, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
Nguy cơ tiền sản giật
Bệnh tiền sản giật được coi là một tình trạng rối loạn phức tạp, có thể dự đoán được thông qua việc xét nghiệm protein trong nước tiểu và tình trạng huyết áp của thai phụ.
Bệnh tiền sản giật có thể gây ra tình trạng tăng mạch máu gây cao huyết áp và tắc nghẽn máu tới các bộ phận khác của cơ thể.
Đây được đánh giá là một những bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu gặp tình trạng nặng bạn có thể gặp vấn đề về giọng nói, ngoài ra thai nhi cũng bị chậm phát triển, cạn ối hoặc đứt nhau thai.
Tuy bệnh lý tiền sản giật có thể gặp cả ở những thai phụ có cân nặng bình thường nhưng khoa học chỉ ra rằng những người thừa cân thì sẽ có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn.
Vì vậy, nếu phát hiện thấy chân tay sưng phù, đau đầu hoặc đau bụng, nhạy cảm với ánh sáng thì bạn cần đến gặp bác sĩ sản khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Việc bổ sung dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi trong quá trình mang bầu là cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần cân bằng chế độ ăn uống và thiết lập cho mình một thực đơn ăn uống lành mạnh để tránh bị tăng cân và mắc các bệnh trong thai kỳ.
Tổng hợp
0 comments:
Post a Comment