Nhiều người đang thắc mắc: CGV hiện là hệ thống rạp chiếu phim lớn nhất Việt Nam, chiếm hơn 40% thị phần, vậy mà CGV lại bất ngờ không công chiếu bộ phim bom tấn X-Men: Apocalypse?
Mới đây, 8 nhà sản xuất và phát hành phim trong nước đã cùng gửi đơn khiếu nại đến Hội Điện Ảnh, khẳng định họ đang bị hệ thống rạp CGV (thuộc nhà phát hành Hàn Quốc CJ-CGV) chèn ép thông qua tỷ lệ ăn chia doanh thu phòng vé và hình thức chiếu phim ở rạp. Đó là 8 đơn vị BHD, Galaxy, Skyline, Golden Media, Saigon Media, MVP, Early Risers và công ty VAA. Hiện số lượng rạp chiếu của CGV chiếm 40% tổng số rạp phim trong cả nước.
Đơn khiếu nại chung khẳng định: “Dựa vào tỷ lệ áp đảo thị trường về hệ thống cụm rạp, CGV đã và đang áp đặt tỷ lệ ăn chia bất hợp lý tại hệ thống rạp của mình. Phim Việt Nam do CGV phát hành tại hệ thống rạp khác có tỷ lệ ăn chia là 55/45 (CGV hưởng 55%). Còn với phim Việt Nam do các doanh nghiệp trong nước phát hành tại hệ thống CGV, tỉ lệ vẫn là 45/55 (nghĩa là nhà phát hành chỉ được hưởng 45%, CGV hưởng 55% doanh thu chiếu phim trong tuần đầu tiên, tỷ lệ hạ dần theo tuần)”.
Thị phần của CGV so với các cụm rạp còn lại |
Trong đơn, các doanh nghiệp này cũng phản ánh CGV có xu hướng chiếu phim nước ngoài, đặc biệt là phim do Hàn Quốc sản xuất, với số lượng nhiều hơn, thời gian vào các khung giờ vàng lâu hơn. Và bày tỏ lo ngại "CGV sẽ tiến tới điều tiết và làm chủ thị trường điện ảnh Việt Nam".
Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên CGV bị khiếu nại vì ăn chia không công bằng trong lĩnh vực phát hành phim. Trước đó, vào tháng 3/2010, 6 doanh nghiệp phát hành và chiếu phim trong nước khiếu nại đến Cục quản lý cạnh tranh, cáo buộc Megastar (cụm rạp hiện đã thuộc về CGV) ép buộc tỷ lệ ăn chia không công bằng. Đến năm 2013, CJ chuyển đổi tên của Megastar sang CGV, và vụ kiện chìm dần vào quên lãng.
Và 3 năm sau, CGV lại đối mặt vụ kiện về ăn chia doanh thu, nhưng lần này là trên thị trường phim Việt, với nguyên nhân đến từ thị phần rạp chiếu khống chế của hãng tại Việt Nam. Cuộc chiến giữa các cụm rạp trùng với thời điểm ra mắt của hàng loạt phim bom tấn, trong đó có X-men: Apocalyse do Galaxy - 1 trong 8 đơn vị cùng khiếu nại CGV phát hành. Nhiều ý kiến cho rằng, CGV không chiếu X-men: Apocalypse do muốn giải quyết cho xong vụ lùm xùm với các doanh nghiệp.
Về phía CGV, khi 8 nhà sản xuất và phát hành phim gửi đơn kiện, hãng này đã đưa ra thông cáo báo chí cho biết họ tuân thủ tuyệt đối các quy định về việc phát hành và chiếu phim theo luật pháp Việt Nam. Việc xây dựng tỉ lệ ăn chia khi phát hành do các bên cùng nhau thỏa thuận.
CGV không chiếu “X-men: Apocalypse” để xoa dịu đối thủ? |
Thông cáo ghi rõ: “Nội dung hợp đồng phát hành giữa CGV và các bên liên quan đã ký kết bao gồm điều khoản bảo mật thông tin. Việc các Công ty đơn phương công bố thông tin bất kỳ trong hợp đồng mà không được sự đồng ý trước của CGV là vi phạm các cam kết theo hợp đồng. Ngoài ra, đối với các công ty chưa từng ký kết hợp đồng phát hành phim hoặc thỏa thuận hợp tác với CGV mà tham gia khiếu nại CGV là việc khiếu nại thiếu căn cứ và không phù hợp với quy định của pháp luật về khiếu nại”. CGV cũng đưa dẫn chứng về việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, tổ chức các sự kiện điện ảnh thể hiện trách nhiệm cộng đồng tại Việt Nam.
Đến thời điểm này, đơn khiếu nại của 8 nhà sản xuất và phát hành phim ngoài được gửi tới Hội Điện Ảnh, còn gửi đến Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch (Cục Điện ảnh, Cục Hợp tác Quốc tế), Bộ Công thương (Cục Cạnh tranh), Hội chiếu bóng và phát hành phim Việt Nam, Ủy Ban Văn hóa và Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Sở VH-TT Hà Nội, Sở VH-TT TP HCM.
Tuy nhiên, hiện các cơ quan chức năng vẫn chưa có phát ngôn chính thức hoặc cách xử lý cụ thể vụ việc này.
Quan trọng hơn là Việt Nam phải có chính sách bảo hộ nền điện ảnh nội địa. Ít nhất phải có hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu phim ngoại, phát triển phim nội. Phải yêu cầu các đơn vị nhập khẩu phim ngoại đóng góp thuế, bù lại để phát triển điện ảnh nội, tìm cách tăng tỷ lệ rạp chiếu trong nước...”.Trả lời báo chí, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, NSND Đặng Xuân Hải cho biết: “Chúng tôi sẽ sớm gửi thư tới CGV. Thiết nghĩ các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam đã được chính phủ Việt Nam tạo nhiều ưu đãi, trong đó có ưu đãi về thuế, họ cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ ngược lại với nước sở tại.
Tính từ khi Hiệp hội Phát hành và Phổ biến phim Việt Nam được thành lập vào tháng 10/2015, đây là động thái đầu tiên của các nhà sản xuất và phát hành phim trong nước chống lại sự bành trướng và thâu tóm thị trường của các cụm rạp “đóng mác” nước ngoài.
Sau “cuộc chiến” giữa các rạp chiếu nội và ngoại, có lẽ các nhà quản lý sẽ cân nhắc, xem xét những hàng rào kỹ thuật nhằm bảo vệ các nhà sản xuất và phát hành phim trong việc phát hành và phổ biến phim Việt; tránh tình trạng rạp nội thua ngay trên sân nhà.
Theo theo thống kê của Cục Điện ảnh, Việt Nam hiện có 450 phòng chiếu phim, trong đó Hàn Quốc chiếm 50% lượng phòng chiếu (230 phòng). Các công ty tư nhân của Việt Nam và Việt Nam liên doanh nước ngoài như BHD, Galaxy chiếm số lượng không đáng kể (43 phòng), Platinum (34 phòng). Hệ thống rạp nhà nước hiện nay có 98 phòng chiếu toàn quốc, nhưng chỉ có Trung tâm Chiếu phim Quốc gia hoạt động hiệu quả, 2 Rạp Tháng Tám, Rạp Kim Đồng đã cổ phần hóa hoạt động cầm chừng, còn lại các rạp khác phòng chiếu đã cũ không đủ điều kiện để hoạt động. |
Theo Tri Thức Trẻ
0 comments:
Post a Comment