Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Tuesday, 19 July 2016

Trong giai đoạn ba tháng giữa của thai kỳ thì các mẹ đã cảm thấy nhẹ nhàng hơn vì đã bớt đi tình trạng ốm nghén. Nhưng đây cũng chính là giai đoạn mà các bà mẹ bầu cần tập trung nhiều hơn về vấn đề dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Và trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho các bà bầu về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ nhé.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu từ tháng thứ 3 của thai kì
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu từ tháng thứ 3 của thai kì
Trong giai đoạn này, thai nhi bắt đầu phát triển não, hình thành tay chân.. Bởi vậy, các bà bầu phải ăn nhiều hơn so với bình thường và cần tăng 4 – 5kg vì thai nhi cần phát triển 900g, tăng năng lượng khoảng 360kcalo/ngày, chất đạm, kẽm, DHA để não của bé phát triển toàn diện. Để đảm bảo được điều này thì các bà bầu nên ăn thêm 2 lưng bát cơm vơi cùng với thức ăn hợp lý như thịt, cá, trứng, sữa (nên uống 2 ly sữa bà bầu, 20g thịt hoặc một quả trứng mỗi ngày). Các bà bầu nên ăn đa dạng thực phẩm để đủ đạm, vitamin, khoáng chất. Một khẩu phần ăn của bà bầu phải đủ 4 nhóm chất: đạm, chất béo, tinh bột và vitamin khoáng chất (sắt, canxi, cần đảm bảo đủ).
Những dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai:
1.    Axit folic: axit folic giúp dự phòng các dị tật thai nhi, axit folic có trong gan động vật, rau có màu xanh thẫm, sữa bà bầu.
2.     DHA: cần 200mg DHA/ngày, DHA rất cần cho sự phát triển trí não và thị giác và giúp các tế bào thần kinh truyền tin nhanh và chình xác hơn. DHA có nhiều trong cá biển, cá béo, sữa và tảo biển.
3.     Sắt, calci: cần bổ sung 30 – 600mg/ngày. Sắt là chất tạo máu cho cơ thể, tăng trọng lượng thai nhi. Calci giúp cho sự phát triển của xương, thai nhi sẽ không bị còi xương ngay khi còn ở trong bụng mẹ. Chúng  có nhiều trong gan động vật, thịt màu đỏ, đậu đỗ và rau có màu xanh thẫm.
4.    Canxi: cần cung 1200mg/ngày, canxi có nhiều trong tôm, cua, cá nhỏ, sữa và chế phẩm.
5.    Kẽm: cần bổ sung khoảng 15mcg/ngày, kẽmcó nhiều trong thức ăn biển, gan động vật và tảo biển, thịt gà, thịt bò…
6.     I-ốt: có nhiều trong tảo biển, hải sản, bột canh, bột nêm tăng cường i-ốt.
7.     Chất đạm (protein): bổ sung 10 – 15g/ngày, chất đạm giúp cho sự phát triền của thai nhi và người mẹ, đặc biệt là sự phát triển các tế bào não của thai nhi, chất đạm có nhiều trong hoa quả tươi, rau củ, ngũ cốc, lòng trứng gà, lạc…
8.     Vitamin các loại.
Vitamin A giúp bà bầu có sức đề kháng tốt, hạn chế nguy cơ bị hẹn suyễn của các bé sau khi sinh, vitamin C giúp phòng chống bệnh thiếu máu, Vitamin B giúp cho các bà mẹ có thể bài tiết sữa tốt sau khi sinh nở, vitamin D giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi, phốt pho và giúp phát triển răng và xương của thai nhi và mẹ. Các bà bầu có thể uống một số loại thuốc bổ theo lời khuyên của bác sĩ để bổ sung các vitamin đầy đủ. Vitamin các loại có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi, xương, trứng gà, cà rốt, khoai lang…
9.     Tinh bột.
Tinh bột cung cấp cho bà bầu và thai nhi vitamin và chất xơ mà không chứa quá nhiều calo đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi trong suốt thời kỳ.
Một số thực phẩm mà bà bầu không nên ăn là:
-         Hạn chế ăn nhiều gia vị như: tiêu, ớt, tỏi, ngũ vị hương… vì chúng có tính nóng, dễ gây mất nước, rối loạn tiêu hóa, táo bón.
-         Hạn chế nước chứa chất kích thích như bia rượu, cà phê vì trong quá trình chuyển hóa thì chúng có thể vượt qua những hàng rào tuần hoàn của nhau thai thì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
-         Tránh ăn đồ ngọt quá nhiều vì khi ăn đồ ngọt quá nhiều thì sẽ làm tăng lượng đường trong máu và gây ra một bệnh lý là tiểu đường thai kỳ.
-         Không nên sử dụng bột ngọt (mì chính) vì mì chính có thành phần chủ yếu là sodium glutamate, khi nó kết hợp với kẽm trong máu sẽ bị thải ra theo đường nước tiểu nhưng như vậy cơ thể bà mẹ sẽ bị hao tốn rất nhiều kẽm.
-         Hạn chế ăn long nhãn, nhân sâm dễ gây rối loạn tiêu hóa.
-         Tránh dùng thực phẩm có chất bảo quản vì dễ gây hư thai, sảy thai, dị tật.
-         Tránh uống và ăn đồ lạnh vì có thể gây ra bệnh lý co huyết mạch.

Trên đây là một vài chia sẻ của mình về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Hy vọng những chia sẽ trên đây có thể giúp đỡ được các bà mẹ phần nào trong quá trình mang thai. Chúc các bà mẹ luôn mạnh khỏe.

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts